Hướng dẫn cách đặt và đạp bàn chân côn trên xe số sàn cho người mới

Chân côn vừa là nhược điểm, vừa là ưu điểm của xe số sàn so với xe tự động. Nếu tài xế biết cách sử dụng đặt bàn chân côn thì côn xe sẽ phát huy được những ưu thế rất tốt của mình. Dưới đây, Trung tâm Hoàng Gia xin đưa ra vai trò và cách sử dụng và đặt bàn chân côn cho các tài xế đang học lái xe số sàn..

Vai trò của chân côn với xe số sàn là gì?

Côn xe ô tô còn được gọi là bộ ly hợp. Đây là cấu nối trung gian giữa động cơ với hộp số, cầu chủ động cũng như bánh xe.

Vai trò của côn xe ô tô chính là đóng hoặc ngắt kết nối giữa máy và bánh xe. Quá đó, động cơ của bạn sẽ vẫn hoạt động, còn xe dừng hay chạy, nhanh hay chậm đều được.

Nếu động cơ chạy và côn đóng kết nối, bánh xe sẽ quay. Nếu ngắt kết nối, bánh xe sẽ quay chậm lại theo quán tính rồi từ từ dừng hẳn. Việc ngắt côn sẽ cho phép tài xế tăng giảm số hoặc dừng xe mà động cơ vẫn hoạt động hay không bị chết máy.

Trung tâm Hoàng Gia – Đào tạo và sát hạch giấy phép lái xe B2

Hướng dẫn cách sử dụng đặt bàn chân côn hợp lý

chân côn

Khi vượt chướng ngại vật, nhất là trong đường thành phố, nên rà côn cho an toàn. Thói quen giữ hờ chân trái ở bàn đạp côn để xử lý các tình huống khẩn cấp là cách mà đa số các tay lái sử dụng. Tuy nhiên, ít ai biết đây là động tác này lại là nguyên nhân chính gây hại đến bộ côn và hộp số nhiều hơn cả những thao tác ra côn gắt, khiến máy xe tắt đột ngột hoặc đi tua cao ở số thấp.

Để bắt đầu luyện tập cách sử dụng côn xe ô tô, bạn nên chọn nơi đường bằng và vắng người qua lại. Bạn có thể bắt đầu thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Đạp hết côn rồi vào số 1
  • Bước: Nhấn nhẹ chân ga để máy khỏe hơn, sao cho vòng tua lên khoảng 1500 vòng/phút
  • Bước 3: Quan sát phía trước và xung quanh để đảm bảo an toàn
  • Bước 4: Nhả nhẹ và từ từ chân côn
  • Bước 5: Khi côn bắt đầu bám, tức lá côn tiếp xúc với tang trống, lái xe sẽ nhận thấy xe hơi rung rung nhẹ và bắt đầu từ từ chuyển động. Mỗi xe sẽ có điểm bám côn nhất định, thường là vị trí khi lái xe nhả được khoảng ⅓ hành trình.  Khi côn đã bám, xe bắt đầu chuyển động từ từ, lái xe hãy đè hết côn và đạp nhẹ phanh để dừng xe.

Lặp lại quá trình này từ bước 2 đến bước 4: hãy tăng ga một chút cho máy khỏe hơn nhả côn từ từ để xe khởi hành chậm, sau đó lại đạp hết côn và phanh để dừng xe. Thực hiện lặp lại nhiều lần những bước trên, bạn sẽ dần cảm nhận được rõ hơn vị trí côn bắt đầu bám.

Khi xe bắt đầu chuyển bánh, thay vì đạp hết côn và phanh để dừng xe, lái xe chỉ hơi đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần. Tuy nhiên, ngay khi xe chạy chậm lại mà chưa dừng, tài xế lại nhấc nhẹ chân côn để xe lại chạy nhanh hơn một chút và lặp lại thao tác đó nhiều lần.

Về bản chất, lái xe đang cho xe chạy tốc độ chậm nhất có thể, và đây cũng là kỹ thuật chạy xe rất thông dụng trong thực tế như khi bò qua những chỗ đông người. Khi đạp – nhả côn, nếu xe không khựng lại hoặc vọt tới có nghĩa là tài xế đã thao tác đúng. Còn khi nhả côn, đảm bảo tiếng máy không thay đổi, tốc độ xe vẫn di chuyển êm ái là được.

Cũng cần lưu ý rằng, lái xe chỉ sử dụng đến chân côn khi cần, đó là lúc lên và xuống số. Thời gian còn lại hãy để cho bàn chân nghỉ ngơi ở khoảng không gian bên trái của chân côn. Tài xế có thể sử dụng côn trong những tình huống chạy chậm trong lúc kẹt xe, leo dốc cao. Hạn chế việc rà côn quá lâu hoặc rà côn ở vòng tua cao vì dễ gây cháy côn. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng việc đạp côn cùng với thắng xe, chỉ đạp côn cùng với thắng khi vòng tua nhỏ hơn mức 800 vòng/phút là hợp lý.

Trên đây chính là vai trò của côn và cách đặt bàn chân côn xe ô tô hợp lý. Chúc các bạn lái xe an toàn.

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

GIẢM NGAY 1.500.000đ

CHỈ CÒN 15 SUẤT