Tìm hiểu về các loại hộp số tự động phổ biến nhất hiện nay

Hộp số AT cũng đặc biệt hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các thành phố. Trong khi đối với hộp số sàn, người lái xe phải chuyển số liên tục.

Có nhiều loại hộp số tự động hoặc công nghệ bàn đạp kép. Chúng được phân loại thành – Hộp số tự động (AT), hộp số sàn tự động (AMT), hộp số tự động vô cấp (CVT), hộp số ly hợp kép (DCT), hộp số sang số trực tiếp (DSG) và hộp số Tiptronic.

1. Hộp số tự động truyền thống – AT

Hộp số tự động AT.

Hộp số tự động kiểu truyền thống là loại hộp số phổ biến nhất hiện nay.

Đây là loại hộp số tự động phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại. Hộp số tự động truyền thống còn được gọi là hộp số tự động biến mô. Không giống như hộp số sàn, hộp số AT không sử dụng ly hợp để sang số. Thay vào đó, khớp nối chất lỏng thủy lực hoặc bộ biến mô thực hiện công việc này. Nó kết nối với bộ điều khiển điện tử của động cơ, cho phép điều khiển xe chính xác.

Ưu điểm  Nhược điểm

– Do bản chất tự động của mình, loại hộp số này mang đến trải nghiệm dễ dàng và thoải mái hơn cho người lái.

– Hộp số tự động còn tỏ ra rất hữu dụng khi lái xe trong khu vực thành thị đông đúc. 

–  Độ tiêu hao nhiên liệu lớn hơn so với hộp số sàn truyền thống do sự hao hụt công suất ở biến mô thủy lực.

– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế khác cao do cấu tạo phức tạp của hệ thống.

2. Hộp số sàn tự động – AMT

Hộp số sàn tự động, còn được gọi là hộp số AMT là một hệ thống truyền dẫn bán tự động. Hộp số này phổ biến trên các dòng xe sedan/hatchback dưới 4 mét và chủ yếu là các mẫu xe ở châu Âu.

Hộp số sàn tự động - AMT trên xe hãng Volkswagen.

Hộp số sàn tự động – AMT trên xe hãng Volkswagen.

Xe không có bàn đạp ly hợp (chân côn), cần sang số không phải R-1-2-3… mà vẻ ngoài giống cần số tự động. Thời điểm sang số không phải do tài xế quyết định mà do xe tính toán và tự lựa chọn thời điểm thích hợp. Khi thấy vòng tua máy và tốc độ đủ để chuyển số, máy tính điều khiển tự động ngắt ly hợp sau đó sang số và cuối cùng là kết nối ly hợp trở lại.

Ưu điểm Nhược điểm
– Hoạt động như một hộp số tự động, nhưng với chi phí sản xuất hộp số rẻ hơn.

– Không thể chủ động sang số.

– Không có các chức năng như đậu xe (Parking), hỗ trợ khởi hành ngang dốc hay hỗ trợ xuống dốc.

– Vẫn cần phanh tay.

3. Hộp số tự động vô cấp – CVT

Theo kinh nghiệm mua bán xe, hộp số tự động vô cấp – CVT là một dạng khác của hộp số tự động. Công nghệ này sử dụng dây đai hoặc ròng rọc thay vì bánh răng thép truyền thống. Nó cung cấp khả năng chuyển số liền mạch với nhiều tỷ số khác nhau, phụ thuộc vào vòng tua máy.

Hộp số CVT tập trung vào cải thiện hiệu suất nhiên liệu và khả năng tăng tốc liền mạch. Tuy nhiên, hộp số CVT có tiếng ồn lớn hơn so với các loại hộp số khác. Rất nhiều mẫu xe sử dụng hộp số này, và một số mẫu xe được yêu thích cũng sử dụng loại hộp này như Honda City, Toyota Vios, VinFast Fadil, Mitsubishi Outlander, Honda CR-V, Mitsubishi Attrage, Toyota Corolla Altis…

Ưu điểm Nhược đi
– Giữ lại được khả năng điều khiển nhẹ nhàng, thoải mái của một hộp số tự động.

– Khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt hơn so với hộp số tự động và hộp số sàn.

– Cấu tạo đơn giản, kích thước nhỏ và khối lượng nhẹ hơn so với hộp số tự động có cấp.

– Quá trình vận hành mượt mà và chính xác do người lái không cảm nhận được quá trình sang số thông thường.

– Tiếng ồn khi tăng tốc cũng như khi chạy xe ở vòng tua máy cao. 

– Không phù hợp với các dòng xe thể thao. 

– Chi phí bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các bộ phận bên trong hộp số CVT còn khá cao.

4. Hộp số ly hợp kép – DCT

Hộp số ly hợp kép – DCT, là sự kết hợp giữa hộp số sàn và tự động. Nó không có bộ chuyển đổi mô-men xoắn như hộp số tự động truyền thống. Công nghệ này sử dụng hai trục riêng biệt để thay đổi bánh răng, một cho số lẻ và một cho các bánh răng số chẵn.

Xem thêm: Giá lăn bánh của xe hạng A, B, C, D và xe bán tải tại Việt Nam

Cả hai trục đều có ly hợp riêng. Bạn có thể chuyển sang số cao hơn hoặc thấp hơn trong tích tắc và quá trình chuyển đổi từ số tự động sang số sàn cũng diễn ra mượt mà.

Hộp số ly hợp kép DCT của Kia Seltos thường bị báo lỗi quá nhiệt khi di chuyển trong thành phố.

Hộp số ly hợp kép DCT thường bị báo lỗi quá nhiệt khi di chuyển trong thành phố.

Việc chuyển sang các số cao và thấp diễn ra liền mạch nhưng hạn chế là ồn và đôi khi bị cứng khi chuyển số. DCT có hai loại truyền động là truyền động khô và truyền động ướt. Với một hệ thống truyền động khô, người lái xe không cần thay dầu hộp số.

Hệ thống này giữ cho các ly hợp luôn khô ráo nhưng do không sử dụng dầu nên lâu dần cũng sẽ bị mài mòn. Thậm chí, trong một số trường hợp, loại ly hợp khô còn gây ra hiện tượng quá nhiệt khi sử dụng. Một số mẫu xe ở Việt Nam đang có thêm phiên bản hộp số ly hợp kép DCT như Kia Seltos, Hyundai Kona…

Mời các bạn tham khảo: Ưu đãi xe Kia Seltos tại đại lý

Ưu điểm Nhược điểm

– Tối ưu được hiệu suất hoạt động cũng như hiệu quả nhiên liệu, thời gian sang số nhanh và chính xác, phù hợp cho các dòng xe thể thao.

– Hộp số ly hợp kép có cấu tạo đơn giản và gọn nhẹ hơn nhiều.

– Khá đắt đỏ, chỉ phù hợp các xe hạng sang, xe thể thao. 

– Không phù hợp khi dừng và phanh liên tục trong điều kiện đường đô thị.

Có thể bạn quan tâm: Đánh giá ưu nhược điểm của từng loại hộp số phổ biến nhất hiện nay

5. Hộp số sang số trực tiếp – DSG

Hộp số này gần tương tự như hộp số DCT nhưng không gây nên các vấn đề khó chịu. Nó sử dụng hai ly hợp thay vì một biến mô và cơ chế hoạt động cũng tương đối đơn giản khi chỉ sử dụng một ly hợp duy nhất để thay đổi các bánh răng, cùng lúc đó ly hợp thứ hai sẽ không hoạt động.

Hộp số DSG của Volkswagen.

Hộp số DSG của Volkswagen.

Hệ truyền động này giúp chuyển số nhanh và tăng tốc mượt mà hơn so với các kiểu truyền thống. Một số xe đang sử dụng hộp số này là BMW M3, Volkswagen Tiguan Allspace… Ưu điểm loại hộp số này là tăng tốc nhanh hơn 0,2 giây so với hộp số thường, chuyển số mượt mà, khả năng tăng tốc và mức tiêu hao nhiên liệu tương tự hộp số tự động truyền thống…

6. Hộp số Tiptronic

Đây là một loại hộp số tự động có chức năng giống như hộp số sàn. Tuy nhiên nó sử dụng bộ chuyển đổi mô-men xoắn thay cho ly hợp. Người lái có thể chọn chế độ số sàn hoặc số tự động. Tất nhiên hộp số này có cơ cấu để đảm bảo an toàn khi chuyển đổi hai chế độ.

Điểm độc đáo của loại hộp số này là bạn có thể đè lên hộp số tự động. Điều này có nghĩa là bạn có thể lái xe số tự động cùng với việc chuyển sang chế độ số sàn khi cần thiết như lên hoặc xuống dốc…

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

GIẢM NGAY 1.500.000đ

CHỈ CÒN 15 SUẤT