Quá nhiệt động cơ ô tô khi vận hành trong mùa hè: Nguyên nhân và cách xử lý

Sôi nước là hiện tượng xe bị quá nhiệt nhưng két nước làm mát không làm việc.

 

Nguyên nhân

Trước tiên, tài xế cần biết “quá nhiệt” là gì? Ô tô di chuyển trên chặng đường dài trong nhiều giờ không ngừng nghỉ, điều kiện thời tiết nắng nóng… có thể khiến nước trong két nước làm mát ô tô vượt quá 100 độ C, gây ra hiện tượng sôi nước. 

Hiện tượng sôi nước thường xảy ra trong thời tiết nắng nóng.

Nếu người lái xe không chú ý mà tiếp tục chạy xe, có thể sẽ khiến động cơ xe bị vỡ hoặc làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới máy, két nước, biến dạng cơ học, vỡ ống dẫn nước làm mát, làm giảm tuổi thọ của xe, kéo theo chi phí bảo dưỡng cao.

Theo kinh nghiệm lái xe của các chuyên gia, hiện tượng quá nhiệt được xảy ra bởi một trong số các nguyên nhân dưới đây:

  • Nhiệt độ ngoài trời quá cao, không có gió thổi hoặc xe đang xuôi chiều gió.
  • Xe di chuyển liên tục trong thời gian dài ở số thấp mà phải leo dốc dài liên tục.
  • Két nước xe bị rò rỉ khiến thiếu hụt nước làm mát theo yêu cầu nhà sản xuất.
  • Dây cu-roa kéo cánh quạt gió và két nước bị chùng.
  • Máy bơm nước bị rò rỉ hoặc hoạt động không bình thường.
  • Dầu bôi trơn động cơ bị thiếu hụt, hoặc nhiều quá mức cần thiết, hoặc độ nhớt không còn đạt yêu cầu.
  • Bộ chế hòa khí điều chỉnh sai, nhất là mức xăng trong bình xăng con, khiến cho hỗn hợp cháy quá nhạt hoặc quá hồng.
  • Thời điểm đánh lửa ở bugi bị điều chỉnh quá chậm.
  • Trên bề mặt buồng đốt bị tích quá nhiều muội than, gây cản trở quá trình tản nhiệt.
  • Thời điểm chuyển mùa, xe không được thực hiện đầy đủ các chế độ bảo dưỡng theo mùa đúng quy định.

Cách xử lý

Cách 1: Thông thường hiện tượng quá nhiệt sẽ được thông báo trên bảng điều khiển bằng hệ thống đèn tín hiệu và kim đo chỉ về chữ H (Hot) màu đỏ, thể hiện nhiệt độ nước quá cao, khiến hệ thống làm mát có vấn đề hoặc quá tải.

Nếu phát hiện có thông báo, tài xế nên bình tĩnh, đậu xe từ từ vào lề đường đảm bảo an toàn , tốt nhất là trong bóng râm, bật đèn cảnh báo các phương tiện phía sau.

Nhiều tài xế sẽ nghĩ ngay rằng do động cơ hoạt động thời gian dài khiến nóng máy, ngay lập tức họ sẽ tắt máy. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào tình trạng lái xe trước lúc đèn thông báo bật sáng để đưa ra quyết định đúng đắn:

Hãy dừng xe và gọi ngay cứu hộ.

Nếu trước khi có thông báo, tài xế điều khiển xe ở tốc độ thấp, thì có thể tấp ngay vào lề và tắt máy, mở nắp động cơ giúp tản nhiệt và chờ cứu hộ.

Nếu đang chạy tốc độ cao trước khi nhiệt độ nước tăng lên, tốt nhất không nên tắt máy ngay sau khi dừng xe, như vậy nước làm mát trong bộ tản nhiệt sẽ không thể lưu thông sẽ khiến nhiệt độ càng tăng cao. Hãy để xe nổ máy không tải cho đến khi nhiệt độ giảm xuống.

Cách 2: Cách tốt nhất để xử lý khi nhiệt độ nước quá cao là gọi xe cứu hộ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, tài xế có thể kiểm tra xem có phải do xe thiếu nước làm mát hay không. Bình nhựa đựng nước làm mát thường làm bằng nhựa trong nên dễ dàng nhìn thấy dung tích còn lại trong bình, nếu quá thấp hãy bổ sung thêm.

Bình chứa nước làm mát thường trong suốt để dễ đánh giá lượng nước còn lại.

Lưu ý, không nên mở nắp bình nước, vì khi quá nhiệt, áp suất trong bên trong rất cao, khi mở nắp nó sẽ phụt ra có thể gây bỏng nặng. Hãy dùng khăn quấn kín nắp két nước và mở ra, quan sát lượng nước bên trong.

Không nên dùng nước máy để thay nước làm mát trong những trường hợp không khẩn cấp, vì nước máy có nhiều khoáng chất, sau khi bốc hơi nó sẽ đóng cặn trên bề mặt kim loại. Việc đóng cặn cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tản nhiệt của bộ tản nhiệt mà còn làm tăng khả năng quá nhiệt.

Người mua xe cũng được khuyến cáo nên thay nước làm mát thường xuyên, nhất là sau khi xe đã sử dụng một thời gian dài thì càng phải chú ý đến việc bổ sung và thay thế nước làm mát.

Nên thường xuyên kiểm tra và thay nước làm mát.

Nếu mức nước làm mát ở mức bình thường thì chúng ta sẽ kiểm tra xem quạt làm mát có hoạt động bình thường hay không, nếu là lỗi đơn giản thì có thể tự khắc phục. Hãy bật quạt lên, nếu hoạt đồng bình thường quạt sẽ quay, nếu không quay nghĩa là bị lỗi cần mang tới xưởng dịch vụ gần nhất.

Nếu chủ xe là người có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, có thể kiểm tra xem xét két nước tản nhiệt có thể bị bám bụi, lá cây, hoặc các vật thể lạ khác hay không, do két nước tản nhiệt được bố trí ở phía trước khoang máy nên rất dễ bám bẩn nếu lâu ngày không được vệ sinh, khiến hiệu quả tản nhiệt giảm. 

Là người thường xuyên sử dụng xe, tài xế nên biết khi nào và cách bảo dưỡng bộ phận tản nhiệt để đảm bảo động cơ luôn tình trạng tốt nhất.

Máy bơm nước tuần hoàn là một linh kiện mà chúng ta thường không nghĩ đến, không dễ tìm thấy khi hỏng hóc, nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát. 

Những thao tác cần tránh khi xử lý động cơ bị quá nhiệt

Khi gặp trường hợp quá nhiệt trong két nước ô tô, bạn cần tránh những thao tác sau:

  • Đổ nước lạnh ngay khi nước đang sôi: nếu tài xế thực hiện hành động này, sẽ khiến piston, xi lanh của động cơ bị nứt hoặc làm hỏng gioăng quy-lat. Đây là những bộ phận linh kiện khó sửa chữa, phải cần tới thợ chuyên nghiệp với đầy đủ dụng cụ hỗ trợ mới khắc phục được.
  • Đổ nước vào két một cách vội vàng: Tài xế nóng lòng muốn nhiệt độ hạ xuống nhanh chóng nên vội vàng đổ nước lạnh vào. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn bị bỏng bởi hơi nước từ két nước phụt ra rất nóng. Tài xế nên rót một cách từ từ tránh làm hư hại tới các linh kiện khác.

(Nguồn: Tổng hợp)

TIN TỨC LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

GIẢM NGAY 1.500.000đ

CHỈ CÒN 15 SUẤT