Không thốc ga và phanh gấp
Trong một khảo sát trên quãng đường đi từ thiện Sưởi ấm bản cao tại Bảo Lâm – Cao Bằng năm 2014, với 2 chiếc xe bán tải như nhau, được điều khiển bởi một 1 tài già và 1 lái mới đã cho kết quả tiêu thụ nhiên liệu khác hẳn nhau khi cùng chạy.
Cụ thể xe bán tải do một lái mới lần đầu chạy trên cung Tây Bắc đã tiêu thụ nhiên liệu nhiều hơn xe còn lại tới 60%. Như vậy là mức tiêu hao là gấp rưỡi so với người còn lại trên cùng quãng đường và phương tiện di chuyển. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân có phải nằm ở chân ga và chân phanh như chúng ta nghĩ?
Thực tế tại những cung đường đèo dốc ngoằn nghèo, việc người dùng cố gắng tăng tốc ở những đoạn thẳng là điều vô nghĩa bởi: Khi bạn vừa mới đạt tốc độ tương đối thì đã phải phanh dúi dụi khi vào những khúc cua gấp rồi ngay sau đó lại phải đạp mạnh ga để trở lại bởi khi phanh quá mạnh và gấp khiến chiếc xe của xe bạn đã bị thất tốc và không còn đà khi đi ra khỏi khúc cua này. Và cho dù chạy giật cục như vậy nhưng chiếc xe của tay lái mới vẫn không thể nào đuổi kịp xe đi trước của tay lái già kinh nghiệm.
Khi tiến hành quan sát xe của tay tài già chạy phía trước thì có thể thấy, lái xe luôn chạy ở tốc độ vừa phải. Trước khi tiến vào cua hầu như không thấy phanh mà chỉ tiến hành giảm ga, Như vậy xe còn khá nhiều đà sau khi thoát cua nên chỉ cần đạp nhẹ ga là xe đã có thể trở lại tốc độ cần thiết để di chuyển cũng như xử lí những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Đi hàng trăm km mà chỉ phanh vài lần, đó chính là điều khác biệt cơ bản của kĩ năng lái xe. Ngoài việc có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu, chạy xe đúng cách còn giúp hành khách trên xe bớt mệt mỏi hơn nhiều so với cách chạy giật cục của lái mới. Đi chơi mà tới nơi hành khách mệt rũ ra như ốm thì chắc chắn giá trị chuyến đi sẽ giảm rất nhiều.
Tham khảo các khóa học lái xe ô tô trọn gói tại Trung tâm Hoàng Gia
Vần vô lăng đúng cách
Do đặc điểm đặc thù của những cung đường miền núi là có rất nhiều khúc cua liên tục nên bạn hầu như phải liên tục làm việc với chiếc vô lăng. Kinh nghiệm cùng khả năng ước lượng độ gấp của khúc cua để đánh lái vừa đủ là yếu tố quan trọng giúp cho chiếc xe của bạn có thể chạy ổn định và luôn nằm trên phần đường quy định của mình.
Đặc biệt lưu ý với những bác tài xế hay có thói quen xoa vô lăng bằng 1 tay, thói quen này là điều cực kì nguy hiểm điều này cực nguy hiểm khi chạy xe trên những cung đường đèo dốc. Bởi tại các khúc cua gắt luôn đòi hỏi lực giữ vô lăng lớn hơn so với khi ta chạy đường bằng.
Nếu như chẳng may tuột tay thì hậu quả có thể xảy ra thật là khó lường. Hãy nắm vô lăng ở tại các vị trí 3 và 9 theo mặt đồng hồ để đảm bảo khi 2 tay trở về vị trí cân bằng để điều khiển đảm bảo chiếc xe của bạn đang ở trạng thái đi thẳng và khi đó bạn sẽ không bị mất phương hướng. Hãy vần vô lăng đan tay đúng kiểu thầy dạy tại Trung tâm dạy lái xe ô tô là an toàn nhất.